Công trình

An toàn phòng thí nghiệm

Trang bị bảo hộ

  • Đeo kính bảo hộ khi làm việc trong phòng thí nghiệm, dù không thực sự thực hành như khi bạn chỉ viết nhật kí thí nghiệm ở trong phòng thí nghiệm. Không đeo kính sát tròng, dù là bạn đã dùng kính bảo hộ vì những tai nạn xảy ra khi hoá chất ở dưới kính sát tròng gây tổn thương nặng hơn.
  • Đi giày kín mũi và quần dài hạn chế tổn thương ở phần chân cho bạn, không đi xăng đan hay quần sooc vào phòng thí nghiệm.
  • Tóc dài cần cột gọn lại, nhất la khi dùng lửa ngoài, không phải là trong lò kín.

Hoạt động

  • Nghiêm cấm ăn, uống trong phòng thí nghiệm
  • Các thí nghiệm với các chất độc, chất bay hơi phải  tiến hành trong tủ hút
  • Cặp, túi để trên kệ dành riêng cho nó
  • Không được nếm bất cứ chất gì trong phòng, không ngửi trực tiếp bất cứ khí hay chất có mùi, mà phải tuân theo phương pháp chuẩn để định mùi với bàn tay.
  • Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thí nghiệm,
  • Tìm ngay thiết bị ứng cứu sự cố khi bước vào phòng gồm thiết bị chữa cháy, vòi nước rửa mắt, hoá chất cấp cứu...

Các điểm cần lưu ý

Sử dụng hóa chất:

- Cần tuân thủ nghiêm các quy định sử dụng hóa chất, chú ý các ký hiệu vật tư ghi trên các chai lọ đựng hóa chất

- Các chất, dung môi dễ cháy không để gần lửa, không đun ngọn lửa trần.

- Các chất, dung môi độc khi pha chế và sử dụng tiến hành trong tủ hút và phải cẩn thận: VD: không đổ nước vào acid đậm đặc, natri kim loại không để gần nước...

- Không ngửi trực tiếp các chất dễ cháy, dễ bay hơi...

- Các dung môi đã sử dụng nên thu gom riêng vào các can, thùng chứa riêng để xử lý, tuyệt đối không nên xả vào nguồn nước thải.

Sử dụng các dụng cụ thủy tinh:

- Khi cho ống thủy tinh qua nút phải cẩn thận rất dễ gãy.

- Không được cho nước nóng, nước sôi vào dụng cụ thủy tinh đang lạnh hoặc ở nhiệt độ thường rất dễ vỡ.

- Nếu bị đứt tay bằng thủy tinh cho chảy máu vài giây để chất bẩn ra hết rồi dùng cồn 90 rửa và băng lại.

- Các dụng cụ thủy tinh vỡ nên thu gom riêng với các loại rác thải khác.

 

LÀM VIỆC VỚI CÁC BÌNH KHÍ

Phân loại theo dạng lưu trữ:

  • Khí nén: N2, Ar, H2, He, O2
  • Khí hóa lỏng: NH3, hydrocacbon (trừ metan), CO2, freon, Cl2
  • Khí pha loãng: C2H2 (axetylen)

Phân loại theo tính chất:

  • Khí dễ cháy nổ: axetylen, H2, Hydrocacbon
  • Khí duy trì sự cháy: O2, không khí
  • Khí trơ không cháy: N2, Ar, He, CO2
  • Khí độc: NH3, H2S, Cl, Photghen

Sự nguy hiểm không những liên quan đến tính dễ cháy, nổ, độc hại mà còn liên quan đến áp suất cao của bình khí (15MPa~150atm) 
Không được sử dụng các bình khí:

  • Vỏ bình bị hư hại (nứt, lõm, méo móp…)
  • Van khóa nạp khí có vấn đề
  • Khi áp suất bình chỉ còn 1-1,5atm.

Tàng trữ:

  • Các van khóa phải có nắp thép bảo vệ,
  • Bình khí phải được cột, giữ vững chắc, tránh đổ, rơi, va chạm, tách các nguồn nhiệt, nguồn điện, ánh sáng trực tiếp.
  • Để riêng các bình bị rõ rỉ vào các vị trí an toàn và áp dụng ngay các biện pháp khắc phục.
  • Không để các bình khí oxy và các bình khí dễ cháy cùng một vị trí
  • Không để các bình khí độc hại, dễ cháy tại nơi làm việc nếu bình có thể tích > 12 lít

Vận chuyển:

  • Chỉ vận chuyển các bình khí trên xe đẩy chuyên dụng.Tránh va chạm mạnh, rơi, nóng.

Sử dụng:

  • Nghiêm cấm lấy khí trực tiếp từ bình mà không qua bộ phận giảm áp
  • Trước khi xả khí từ bình, phải kiểm tra kỹ van khóa, ren, lỗ thoát khí
  • Kiểm tra tình hình rò rỉ khí bằng bọt xà phòng. Khi có hở, xì khí thì cần khóa bình khí hay ở bộ giảm áp phải do thợ chuyên môn thực hiện
  • Vặn van lấy khí, vít điều chỉnh giảm áp phải thật chậm
  • Nếu lấy khí vào bình thủy tinh, phải thông áp bình thủy tinh với khí trời để tránh nổ do tăng áp.
  • Khi kết thúc công việc, phải đóng van chặn bình khí, sau đó tháo khí dư khỏi bộ giảm áp (kiểm tra theo kim đồng hồ cao áp), nới lỏng vít điều chỉnh theo chiều ngược chiều kim đồng hồ
  • Ngưng sử dụng khi áp suất trong bình chỉ còn 1-1,5atm
  • Giám định 1 năm 1 lần các chi tiết của bình khí và van, bộ giảm áp

Dập tắt đám cháy trong phòng thí nghiệm

  1. Nước:
  • Nước có tác dụng thấm ướt, làm nguội, dập tắt lửa và đề phòng lửa lan rộng khi phun lên các vật liệu chưa kịp di chuyển ở gần chỗ cháy. Tốt nhất là sử dụng nước phun tia nhỏ với giọt nước có kích cỡ 0.3-0.8mm
  • Nước sử dụng có hiệu quả khi dập cháy các vật rắn thông thường: gỗ, giấy, than, cao su, vải và một số chất lỏng hòa tan trong nước (axit hữu cơ, axeton, rượu bậc thấp)

Không được sử dụng nước khi:

  • Không được sử dụng nước dập đám cháy nơi có các thiết bị đang có điện.
  • Không được sử dụng nước trong khu vực cháy có các chất phản ứng mạnh với nước.
  • Không được sử dụng nước dập tắt đám cháy  hydrocacbon và các chất lỏng không hòa tan trong nước mà có tỷ trọng nhẹ hơn nước. Các chất này sẽ nổi lên trên mặt nước và làm đám cháy lan rộng.
  • Không được sử dụng nước vì rất nguy hiểm khi cháy do dầu, các chất lỏng có nhiệt độ cao hoặc các chất rắn nóng chảy → sôi, nổ, sỏi bọt…
  • Nước có thể làm hư hỏng nhiều loại máy móc thiết bị.
  1. Bình CO2:
  • CO2 được nén áp suất cao (thường là 60atm). Khi CO2 lỏng bay hơi sẽ làm lạnh và bao phủ vùng cháy bởi dạng tuyết khô.
  • Ưu điểm: dễ sử dụng, nhất là trong các đám cháy nhỏ, CO2 không làm hư hỏng máy móc thiết bị, kể cả thiết bị đang có điện
  • Lượng CO2 trong bình được xác định bằng cách cân bình.

Không được sử dụng bình COtrong các trường hợp sau:

  • Cháy quần áo trên người (do tuyết COlạnh sẽ làm hại phần da hở)
  • Cháy kim loại kiềm, magie, các chất cháy có khả năng tách oxy (peroxit, clorat, nitrat kali, permanganat,…), các chất lỏng cơ kim như nhôm ankyl (tuy nhiên khi kim loại kiềm và các chất cơ kim đang sử dụng trong dung môi hữu cơ cháy mà vẫn có thể sử dụng CO2)
  • CO2 ít hiệu quả khi dập lửa do các vật liệu mục nát cháy.
  1. Vải Amian:
  • Chỉ dùng dập cháy ở diện tích nhỏ (<1m2). Vải amian không cháy, ngăn cách oxy không khí với vật cháy → dập lửa. Chỉ mở vải amian phủ lên đám cháy khi nhiệt độ giảm thấp, tránh sự bùng cháy trở lại của vật liệu dễ cháy.
  • Đẻ làm nguội nhanh, có thể dụng bình bọt COphun lên vải amian để dập lửa khi cháy quần áo trên người.
  • Có thể dùng vải len dày hoặc chăn ướt thay vải amian để dập lửa khi cháy quần áo trên người.

Tuy nhiên amian là vật liệu bị hạn chế sử dụng vì có thể gây độc hại cho con người.

  1. Cát khô:
  • Cát khô có thể sử dụng để dập đám cháy chứa những lượng nhỏ chất lỏng, chất rắn khi không được sử dụng nước để dập cháy.
  1. Bình bọt hóa học cầm tay:
  • Bình chứa dung dịch Natri bicarbonat (NaHCO3) và chất hoạt động bề mặt, trong bình còn có một cốc thủy tinh hoặc PE chứa axit sulfiric hoặc hỗn hợp axit sulfuric và sắt sulfat.

Sử dụng:

  • Lật ngược bình, NaHCO3 phản ứng với axit sulfuric sinh ra CO2 tạo bọt, cách ly ngọn lửa và không khí, làm nguội vật cháy.

Nhược điểm:

  • Bọt chứa axit và muối → dẫn điện tốt → chỉ sử dụng khi đã ngắt mọi nguồn điện
  • Không sử dụng được ở nơi có các chất có thể phản ứng với nước gây nổ, tách khí cháy, khí ăn mòn, tỏa nhiệt…(VD: có hóa chất peroxit, hyrua, cacbua, anhdrit, cơ kim…)
  • Không sử dụng được ở nơi có thiết bị, hóa chất có thể bị ăn mòn, hư hỏng vì bọt chữa cháy.
  • Thường chỉ dùng để dập các đám cháy lớn khi các phương tiện khác ít hiệu quả.
  1. Bình bọt khí cầm tay:
  • Chứa dung dịch chất tạo bọt nồng độ 6% + CO2 nén nạp riêng,

Sử dụng:

  • Khi bật khóa, COtạp áp suất khoảng 10 Atm, phun ra kéo theo dung dịch tạo bọt

Nhược điểm:

  • Giống bình tạo bọt hóa học cầm tay
  1. Bình bọt cầm tay:
  • Bình chứa bột dập cháy (VD: Natri cacbonat và phụ gia, amoni photphat và phụ gia, hoặc một số chất khác) + khí trơ nén trong một bình nhỏ gắn với vỏ bình.

Sử dụng:

  • Dập cháy khi không có các phương tiện dập cháy khác, hoặc các phương tiện khác kém hiệu quả.
  • Hiệu quả tốt khi dập các đám cháy kim loại kiềm, kiềm thổ, cơ kim, hyrua kim loại…
  • Ít độc hại, ít hoặc không làm hư hỏng thiết bị, không có nguy cơ bị điện giật.

Nhược điểm:

  • Lớp bột phủ phải đủ dày để không bị cháy bùng trở lại

Tùy bột nạp trong bình mà phạm vi sử dụng có khác nhau:

  • VD: Natri bicacbonat không sử dụng cho đám cháy kim loại kiềm vì khi nóng nó phân hủy thành CO2 và H2O, các chất còn lại tương tác với kim loại kiềm nóng và làm chúng cháy mạnh hơn.

LÀM VIỆC VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN

Trong phòng thí nghiệm hóa học, mọi tác động của dòng điện đối với con người đều là nguy hiểm. Vì ngoài việc bị điện giật còn có thể dẫn đến việc làm rôi, đổ, vỡ các dụng cụ, thiết bị, hóa chất…

Ngưỡng nguy hiểm:

  • Dòng xoay chiều 50Hz là 0.5-1.5mA
  • Dòng xoay chiều 10kHz là 30mA
  • Dòng một chiều là 5-7mA

Tuy nhiên các giá trị này thay đổi tùy từng con người, điểm tiếp xúc trên cơ thể người và pha nhịp tim.

  • Dòng 25-50mA truyền qua tay - chân làm nghẹt thở, ảnh hưởng đến hoạt động của tim, làm chết người sau 3-4 phút.
  • Dòng 50-80mA truyền qua vùng tim; làm rối loại nhịp, giật cơ tim
  • Dòng 100-150mA: liệt cơ tim, liệt hô hấp.
  • Dòng 5A làm giật cơ tim, ngưng thở

Điện trở cơ thể người được tính là 1000Ω(Ohm), nhưng dòng điện khi “đóng mạch” qu cơ thể có thể tăng cao tại điểm tiếp xúc với cơ thể khác nhau.

Phòng chống điện giật:

  • Nối đất các thiết bị điện
  • Cách nhiệt vỏ thiết bị
  • Cách ly với nền ướt
  • Không chạm vào các thiết bị mang điện có điện thế cao
  • Lắp đặt các bộ tự ngắt

THỦY NGÂN (Hg)

  • Thủy ngân nguyên tố là chất lỏng ít độc, nhưng hơi thủy ngân hay các hợp chất và muối của nó là rất độc và là nguyên nhân gây ra các tổn thương não và gan khi con người tiếp xúc, hít thở hay ăn phải. Nguy hiểm chính là thủy ngân có xu hướng bị oxy hóa tạo ra oxit thủy ngân là các hạt rất nhỏ, làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt.
  • Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học, rất dễ dàng hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Các hợp chất vô cơ ít độc hơn so với hợp chất hữu cơ của thủy ngân. Cho dù là ít độc hơn so với các hợp chất kia nhưng thủy ngân vẫn gây ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật.
  • Một trong các hợp chất độc nhất của nó là  đi methyl thủy ngân, độc đến mức chỉ vài microlit rơi vào da có thể gây tử vong.
  • Thủy ngân tấn công hệ thần kinh và hệ nội tiết, ảnh hưởng tới miệng ,các cơ quai hàm và răng. Sự phơi nhiễm kéo dài gây ra các tổn thương não và gây tử vong. Nó có thể gây ra các rủi ro hay khuyết tật đối với thai nhi. Không khí ở nhiệt độ phòng có thể bão hòa hơi thủy ngân cao hơn nhiều lần so với mức cho phép, cho dù nhiệt độ sôi của thủy ngân không quá thấp.
  • Thủy ngân cần được tiếp xúc một cách cực kỳ cẩn thận. Các đồ chứa thủy ngân phải đậy nắp chặt chẽ để tránh rò rỉ và bay hơi. Việc đốt nóng thủy ngân hay các hợp chất của nó phải tiến hành trong điều kiện thông gió tốt và người thực hiện phải đội mũ có bộ lọc khí. Ngoài ra, một số oxit có thể bị phân tích thành thủy ngân, nó có thể bay hơi ngay lập tức mà không để lại dấu vết.

Khử thủy ngân: 3 bước

  • Quét dọn sạch sẽ các hạt thủy ngân rơi vương vải bằng chổi đồng (để tạo hỗn hống), bơm hút, ống hút có lắp quả lê cao su.
  • Xử lý các bề mặt nhiễm bẩn: lau bằng giấy ẩm, hoặc bột hỗn hợp MnO2 - ddHCl 5% (1:2)

Xử lý ướt để loại triệt để các hợp chất của thủy ngân (xử lý hóa học):

  • Sử dụng dung dịch FeCl3 20% - 10l sử dụng cho 25 - 30 m2: tẩm dd lên bề mặt cần xử lý. Cọ bằng bàn chải để tạo huyền phù, để yên cho khô qua 24 – 48h rửa lại bằng dung dịch xà phòng, nước sạch. Tuy nhiên FeCl3là chất ăn mòn mạnh các kim loại → cần bôi vazolin bảo vệ các phần kim loại trước khi xử lý.
  • Sử dụng ddKMnO4: 1-2g KMnO4 + 5ml HCl đặc → 1lit dd. Phun xịt dung dịch lên bề mặt cần xử lý → calomen Hg2Cl2. Sau 1-2 giờ thì thu dọn. Dung dịch này cũng ăn mòn (không mạnh bằng FeCl3). Nếu bề mặt sau xử lý có vết nâu → lau bằng H2O2.
  • Sử dụng clorua vôi và Na polysulfua: huyền phù clorua vôi 2% trong nước + thủy ngân → calomen Hg2Cl2. Sau 2-3 giờ rửa clorua vôi đi và sử dụng Na polysulfua phủ kín bề mặt qua đêm. Cuối cùng rửa bằng nước và xà phòng.

Khử thủy ngân khỏi thiết bị và dụng cụ thủy tinh:

  • Sử dụng axit nitric loãng để hòa tan thủy ngân… Nếu dụng cụ có kích thước lớn → tráng bằng axit nitric 50-60% nóng.

Khi có thủy ngân rơi vãi, cần:

  • Báo cáo cho cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm
  • Ngừng các hoạt động tại vị trí có thủy ngân rơi vãi
  • Sau khi thu dọn, làm sạch 5 ngày, đo kiểm tra nồng độ thủy ngân trong không khí

AN TOÀN HÓA CHẤT

ILO ( tổ chức lao động quốc tế) cho biết có khoảng 2000 hóa chất được sử dụng rộng rãi có thể gây nhiễm độc thần kinh, gan, ung thư, dị ứng da và hô hấp. Có khoảng 300 hóa chất gây biến đổi gen, ung thư, ảnh hưởng đến sinh sản và thai nhi. Có khoảng 3000 chất gây dị ứng. 
Các cách phân loại hóa chất:

  • Độc tính đối với cơ thể
  • Các tính chất lý, hóa, tính cháy nổ, nguy hiểm, oxy hóa
  • Chất ăn mòn, chất gây kích thích
  • Gây mẫn cảm, dị ứng
  • Gây ung thư
  • Gây quái thai, biến đổi gen
  • Ảnh hưởng đến sự sinh sản

Đường xâm nhập:

  • Đường hô hấp
  • Hấp thụ qua da                           Hóa chất → máu → khắp cơ thể
  • Đường tiêu hóa

Đường đào thải:

  • Đường tiết niệu
  • Da
  • Tiêu hóa
  • Sữa mẹ
  • Hô hấp…

Tác hại: 
Chất độc có thể ảnh hưởng tới: Hệ thần kinh trung ương; Hệ hô hấp; Gan; Cơ quan tiết niệu; Thai nhi; Gen; Da; Mắt; Ngạt; Kích thích; Suy thoai môi trường…



    Các tin khác

    facebook
    Zalo
    Zalo