Dịch vụ

Thiết kế phòng thí nghiệm vi sinh

Thiết kế phòng thí nghiệm vi sinh

Hiện nay phòng thí nghiệm vi sinh đã và đang được đầu tư rất nhiều trông hầu hết các lĩnh vực như y tế, thực phẩm, dược phẩm, … Việc sử dụng các phòng thí nghiệm này trong nghiên cứu sẽ đảm bảo an toàn cho nhân viên và đạt hiệu quả công việc cao. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các lưu ý cần thiết khi bắt tay vào thiết kế phòng thí nghiệm vi sinh đảm bảo an toàn, chất lượng và chi phí tối ưu. 

thiet ke phong thi nghiem vi sinh hoa lyPhòng thí nghiệm vi sinh là gì?

Phòng thí nghiệm vi sinh là phòng thí nghiệm đặc thù dành cho việc nuôi cấy, kiểm tra và xác định các đặc tính của vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, vi nấm, virus…  Vì vấn đề an toàn cho người sử dụng và đảm bảo kiểm soát các mối nguy về môi trường nên các phòng thí nghiệm này thường được nghiên cứu và thiết kế vị trí các phòng và các thiết bị một cách kĩ càng, có sự chuẩn bị trước các bước xây dựng phòng  rõ ràng. Các phòng lab này thường được xây dựng dựa theo tiêu chuẩn của thế giới đưa ra như GLP (Good Laboratory Practices) . 

Mục đích của phòng thí nghiệm vi sinh

Phòng thí nghiệm này là nơi dành riêng để nghiên cứu và thao tác với các đối tượng là vi sinh vật. 

Việc phân lập và xác định đặc điểm của vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm do phòng thí nghiệm vi sinh thực hiện đóng hai chức năng quan trọng nhằm kiểm soát các bệnh này một cách thường xuyên trong lâm sàng và cung cấp kiến thức sâu sắc về một loại vi khuẩn lây nhiễm có trong bệnh nhân sẽ hữu ích trong việc điều tra nguồn và phương thức lây truyền của các nhóm vi sinh vật này. Trong phòng thí nghiệm vi sinh sẽ thực hiện các công việc nghiên cứu như:

- Thao tác với vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, vi rút, nấm và động vật nguyên sinh. 

- Thao tác với các vật liệu có thể chứa vi khuẩn bao gồm mô động vật và thực vật, mẫu đất và mẫu nước. 

- Tiếp nhận, xử lý và thử nghiệm các mẫu chẩn đoán trong y tế

- Nghiên cứu liên quan đến các phân tử DNA tái tổ hợp, động vật chuyển gen, hoặc thực vật  biến đổi gen. 

- Thao tác thực nghiệm đối với động vật hoặc thực vật bị nhiễm vi khuẩn. 

Nội thất của phòng thí nghiệm vi sinh cần những gì

Thiết kế phòng thí nghiệm vi sinh ngành dược phẩm
Thiết kế phòng thí nghiệm vi sinh ngành dược phẩm

Cũng như các phòng thí nghiệm khác thì đối với phòng thí nghiệm vi sinh bạn cũng phải đầu tư hệ thống trang thiết bị đầy đủ thì hiệu quả công việc mới có thể tốt được. Đối với phòng thí nghiệm vi sinh các thiết bị cần có để có thể đảm bảo hoạt động có thể kể đến như:

- Tủ lạnh trữ mẫu

- Bàn để mẫu

- Tủ, kệ lưu mẫu

- Tủ sấy dụng cụ

- Nồi hấp tiệt trùng

- Tủ cấy vô trùng

- Tủ ấm vi sinh

- Máy cất nước

- Cân phân tích 4 số lẻ

- Cân kỹ thuật 2 số lẻ

- Máy đo PH

- Máy khuấy từ gia nhiệt

- Máy điều hòa nhiệt độ

- Máy lắc 

Các dụng cụ thí nghiệm cần có

Bên cạnh đó để phòng thí nghiệm có thể hoạt động tốt đảm bảo chức năng được đưa ra thì cần các nhóm dụng cụ như:

Các dụng cụ thí nghiệm chính

- Đĩa petri

- Bình nuôi cấy

- Bông không thấm nước

- Giấy báo, giấy bạc

- Túi đựng mẫu

- Các loại que cấy

- Đèn khử trùng

Các dụng cụ thí nghiệm phụ

Ngoài ra đối với các thí nghiệm với các loại vi sinh vật có đặc thù riêng cần có thêm các dụng cụ hỗ trợ để test sinh hóa, các dụng cụ thí nghiệm bổ sung hoặc các loại màng lọc vi sinh. 

Danh sách thiết bị phòng thí nghiệm vi sinh

Tiêu chuẩn phòng thí nghiệm vi sinh

Các phòng thí nghiệm vi sinh thường được các cơ quan quản lý và cấp  như VILAS, ISO/IEC 17025. Tuy nhiên đối với các phòng lab của các đơn vị được xây dựng lên nhằm mục đích kiểm tra nội bộ thì cũng không nhất thiết phải đạt được các chứng nhận này, đây là các tài liệu để có thể tham khảo và xây dựng nên một phòng thí nghiệm vi sinh tối ưu nhất. 

Nhiệt độ tiêu chuẩn phòng thí nghiệm

Nhiệt độ của các phòng thí nghiệm vi sinh sẽ đảm bảo ở mức nhiệt độ phòng ở các phòng thao tác, chuẩn bị môi trường nuôi cấy. Riêng đối với phòng trữ mẫu cần có các thiết bị đảm bảo nhiệt độ từ 4oC đến -80oC để có thể lưu trữ đảm bảo chất lượng mẫu và hóa chất tốt nhất. Đặc biệt đối với phòng tăng sinh và ủ mẫu cần có các thiết bị tạo ra nguồn nhiệt thích hợp cho vi sinh vật phát triển. 

Thiết kế phòng thí nghiệm vi sinh
Thiết kế phòng thí nghiệm vi sinh

Các khu vực của phòng thí nghiệm và chức năng

Bên cạnh đó phòng thí nghiệm vi sinh của đơn vị bạn nên được chia nhỏ thành các khu vực thao tác để có thể đạt hiệu quả lao động tốt nhất. Các khu vực chính thường được xây dựng trong hệ thống phòng thí nghiệm vi sinh vật học có thể kể đến như:

1. Phòng nhận mẫu

Phòng nhận mẫu, bảo quản và chuẩn bị mẫu: Bảo quản mẫu khi được nhận, chuẩn bị mẫu vật trước khi nuôi cấy.

2. Phòng cấy

Phòng cấy: Chứa các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc cấy mẫu

3. Phòng pha môi trường

Phòng pha môi trường: Lưu giữ các loại môi trường, pha môi trường nuôi cấy

4. Phòng cấy chuyển

Phòng cấy chuyển: Dùng cho các nhóm tác nhân vi sinh cần thêm các test sinh hóa khẳng định.

5. Phòng ủ

Phòng ủ: Dùng để ủ cho các nhóm vi sinh vật cần nhiệt độ phát triển khác hơn so với nhiệt độ phòng.

6. Phòng hấp môi trường

Phòng hấp môi trường: Các nhóm môi trường dành cho nuôi cấy vi sinh vật hầu như cần phải hấp khử trùng trước khi thực hiện và hấp bỏ sau khi nghiên cứu xong để đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và môi trường.

7. Phòng rửa dụng cụ

Phòng rửa dụng cụ: Dùng để rửa và sấy sắp xếp các dụng cụ thí nghiệm

Yêu cầu tiêu chuẩn về thiết kế phòng thí nghiệm vi sinh

Yêu cầu thiết kế một phòng thí nghiệm vi sinh cũng như các phòng thí nghiệm khác là đảm bảo an toàn cho người sử dụng và không gây hại đến môi trường.

Có rất nhiều tiêu chuẩn về xây dựng một phòng thí nghiệm vi sinh như ISO, NIH, CDC,… tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng có thể đầu tư một số vốn lớn để đạt các tiêu chuẩn khắt khe này.

Vì vậy việc vận dụng các tiêu chuẩn trên cùng với việc linh động cho điều kiện hiện có xoay quanh vấn đề cốt lõi là an toàn cho người sử dụng thì bạn có thể thiết kế nên một phòng thí nghiệm đạt chuẩn cho đơn vị của mình.

Bên cạnh đó LSSK là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và thiết kế phòng thí nghiệm, bạn có thể liên hệ chúng tôi để có những tư vấn hữu ích nhất. 

 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT LÝ SƠN SA KỲ

Số 29/11 Đường số 6, Phường Hiệp Bình Phước, Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh.
Tel: 028 2253 9376
ĐT: 0931 458 247 - 0964 954 247 (Mr Thịnh)
Email: huynhthinh@lysonsakylab.vn
huynhthinh@lysonsaky.com
lysonsakylab@gmail.com
Website: http://lysonsaky.com.vn

FAQ

1. Vai trò của kỹ sư trong thiết kế phòng thí nghiệm vi sinh là gì?
Xây dựng các kế hoạch thiết kế, giám sát quá trình xây dựng và đảm bảo rằng phòng thí nghiệm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và hiệu suất.

2. Làm thế nào để đảm bảo an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm vi sinh?
Tuân thủ các biện pháp phòng ngừa an toàn sinh học, mặc đồ bảo hộ thích hợp và được đào tạo về các thủ tục an toàn.

3. Có những phương pháp khử trùng nào?
Khử trùng bằng hóa chất, khử trùng bằng bức xạ và khử trùng bằng nhiệt.

4. Tại sao việc khử trùng phòng thí nghiệm vi sinh là rất quan trọng?
Để loại bỏ hoặc bất hoạt vi sinh vật và ngăn ngừa sự lây lan của chúng.

5. Phòng đệm là gì và mục đích của chúng là gì?
Phòng đệm là những khu vực chuyển tiếp giữa các khu vực có mức độ an toàn sinh học khác nhau và giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi sinh vật.

6. Khi nào cần sử dụng tủ an toàn sinh học?
Khi thực hiện các hoạt động có thể tạo ra các hạt aerosol hoặc giọt bắn có chứa vi sinh vật.

7. Những yêu cầu về thiết kế cơ bản cho phòng thí nghiệm vi sinh là gì?
Hệ thống thông gió, hệ thống lọc không khí, bề mặt dễ lau chùi, hệ thống khử trùng và các biện pháp kiểm soát ra vào.

8. Các mức độ an toàn sinh học khác nhau là gì?
BSL-1, BSL-2, BSL-3 và BSL-4.

9. Những yếu tố nào cần cân nhắc khi thiết kế phòng thí nghiệm vi sinh?
Mục đích sử dụng, mức độ an toàn sinh học, lưu lượng công việc, thiết bị và vật liệu sử dụng.

10. Khi nào nên xem xét thiết kế phòng thí nghiệm vi sinh?
Khi bạn có nhu cầu thực hiện công việc liên quan đến vi sinh vật, chẳng hạn như nghiên cứu, thử nghiệm hoặc sản xuất. 



Các tin khác

facebook
Zalo
Zalo