Bàn thí nghiệm

Các loại bàn sử dụng trong phòng thí nghiệm:

1. Bàn thí nghiệm áp tường

2. Bàn thí nghiệm trung tâm

3. Bàn thí nghiệm có chậu rửa

4. Bàn thí nghiệm có giá/kệ hóa chất

5. Bàn thí nghiệm góc chữ L

6. Bàn thí nghiệm chữ U

7. Bàn thí nghiệm cho học sinh

8. Bàn thí nghiệm giáo viên

9. Bàn thí nghiệm hóa 

10. Bàn thí nghiệm sinh

11. Bàn thí nghiệm lý

12. Bàn thí nghiệm công nghệ

 

Bàn thí nghiệm

Bàn thí nghiệm là thiết bị không thể thiếu trong bất kỳ phòng thí nghiệm nào, để hiểu được khái niệm cũng như vài trò và đặc biệt là các tiêu chí cũng như lưu ý khi chọn và sử dụng bàn thí nghiệm ra sao thì dưới bài viết này công ty Lý Sơn Sa Kỳ Lab sẽ tóm tắt những ý cơ bản để các bạn có một cái nhìn tổng quan về bàn thí nghiệm

Bàn thí nghiệm là gì

Bàn thí nghiệm là nội thất được dùng trong phòng thí nghiệm để thực hành các thao tác thí nghiệm từ cơ bản đến nâng cao. Bàn thí nghiệm còn sử dụng để đặt một số thiết bị dụng cụ hóa chất, các máy móc phân tích, thí nghiệm trong một phòng thí nghiệm.

Bàn thí nghiệm trung tâm
Bàn thí nghiệm trung tâm

Thời gian trước khi có sự phát triển của ngành nội thất phòng thí nghiệm, các bàn thí nghiệm được xây bệ và ốp, lót gạch men hoặc gạch chịu hóa chất. Tuy nhiên sự bất tiện và tính thẩm mĩ không cao đã được thay thế bằng các sản phẩm bàn thí nghiệm được thiết kế và sản xuất với vật liệu mới tên là Phenolic chuyên dụng chịu được hóa chất và đáp ứng yêu cầu cao về thiết kế công thái năng cho phòng thí nghiệm hiện đại tiêu chuẩn.

Tại sao cần dùng bàn thí nghiệm

Bàn thí nghiệm mang lại tiện lợi khi đứng, ngồi thao tác thí nghiệm, xử lý số liệu, phân tích, nhập liệu máy tính. Đảm bảo cho quá trình làm việc của nhân viên trong phòng thí nghiệm được hiệu quả, tránh những tai nạn, phơi nhiễm hóa chất diễn ra khẩn cấp, bất ngờ..  Bàn thí nghiệm hiện nay được thiết kế với nhiều ưu điểm và tiện lợi như: có khả năng chống chịu được với hóa chất, với acid, các dung môi hữu cơ. Ngoài ra bàn thí nghiệm còn có khả năng chịu được độ nén, lực và độ chịu lửa, chịu nước…Rất tiện lợi, dễ dàng lau chùi và vệ sinh. 

Những tiêu chí để chọn bàn thí nghiệm phù hợp

Hiện nay có rất nhiều nơi cung cấp bàn thí nghiệm để phục vụ cho các phòng thí nghiệm, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà thiết kế một bàn thí nghiệm sao cho phù hợp. Nhìn chung vẫn phải đáp ứng một số tiêu chí cơ bản như sau:

Mặt bàn 

Sử dụng chất liệu chuyên dụng Phenolic - HPL, phủ hai mặt, nguyên tấm:  dày tối thiểu dày 13 mm, có màu trắng; tỷ trọng: ≥ 1350kg/ m3, trọng lượng: ± 18,5 kg/ m2, độ bền kéo ≥ 70 N/ mm2, độ bền uốn ≥100 N/ mm2; module đàn hồi: ≥ 9000 N/ mm2

Chịu được ăn mòn, chịu hoá chất, dung môi hữu cơ, chịu va đập, chịu nước, cách điện, không cho vi khuẩn phát triển; chịu nhiệt độ cao (180 độ C)…

Bàn thí nghiệm LSK
Bàn thí nghiệm LSK

Khung bàn

Vững chắc, độ bền cao.

Có thể chọn vật liệu làm khung bàn bằng inox SUS304 (độ bền rất cao) hoặc thép mạ kẽm với lớp phủ bằng sơn tĩnh điện chuyên dụng, được xử lí phốt phát hóa bề mặt trước khi sơn.

Các hộc tủ

Kết cấu vững chắc, độ bền cao; thuận lợi khi sử dụng; chịu đựng tốt trong môi trường làm việc với hóa chất. Vật liệu tủ có thể là vật liệu Phenolic - HPL, hoặc gỗ công nghiệp chống ẩm MFC nhập khẩu. 

Nhiều kiểu dáng, ngăn kéo, cánh tủ, tầng kệ khác nhau

Thiết kế

Hiện đại, sang trọng; hình dáng và kích thước phù hợp nhằm đáp ứng những nhu cầu diện tích mặt bằng.

Phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhân viên phòng thí nghiệm

Đáp ứng được tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn phòng Lab

Phù hợp với kinh phí đầu tư của khách hàng

Những lưu ý khi sử dụng bàn thí nghiệm

Khi sử dụng bàn thí nghiệm, cần chú ý về vấn đề vệ sinh, bảo dưỡng bàn thí nghiệm sau khi hoàn thành thao tác thí nghiệm. Ví dụ như lau, vệ sinh bằng nước sạch, hoặc cồn khử trùng sau khi thao tác.

Không để đồ quá nặng lên mặt bàn, vượt quá tải trọng mà bàn chịu được

Tránh kéo đẩy thiết bị nặng trên bàn, khuyến khích đặt tấm lót cao su, chịu lực và mài mòn

Hạn chế dùng vật sắc nhọn cào, cắt trực tiếp lên mặt bàn

Bàn thí nghiệm mặt đá Granite
Bàn thí nghiệm mặt đá Granite

Bàn thí nghiệm thường được sử dụng ở đâu

Bàn thí nghiệm được sử dụng trong tất cả các phòng thí nghiệm hiện nay như phòng thí nghiệm nuôi cấy mô, phòng thí nghiệm hóa học, phòng thí nghiệm sinh học, phòng thí nghiệm di truyền sinh học phân tử…

Tùy vào mục đích sử dụng của từng phòng mà thiết kế bàn thí nghiệm cho phù hợp về kích thước, cấu tạo, kệ chứa hoặc là thiết kế chỗ rửa dụng cụ thí nghiệm…

Giá của bàn thí nghiệm trung tâm như thế nào

Hiện nay Lý Sơn Sa Kỳ Lab đang là đơn vị gia công bàn thí nghiệm tại Việt Nam uy tín với nhiều năm kinh nghiệm. Sẽ tư vấn, thiết kế và hỗ trợ để phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng, đảm bảo thiết kế, gia công ở mức giá tốt nhất đến tay khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Để có thể tạo dựng nên một phòng thí nghiệm phục vụ cho nghiên cứu hay kiểm nghiệm thì bạn cần có một bản thiết kế sắp xếp các trang thiết bị một cách hợp lý. Đối với mỗi diện tích phòng khác nhau thì cần có kết cấu các thiết bị nội thất kích thước phù hợp. Hôm nay Lý Sơn Sa Kỳ Lab sẽ giới thiệu đến các bạn về kích thước tiêu chuẩn phù hợp của hệ thống bàn thí nghiệm, bạn có thể tham khảo để thiết kế phòng phòng thí nghiệm cho đơn vị của mình. 

Kích thước bàn thí nghiệm phổ biến hiện nay

Kích thước bàn làm việc của bạn là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc trong khi thiết kế phòng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và hiệu suất của các nhân viên thực hiện. Phần lớn các bàn làm việc trong phòng thí nghiệm có chiều rộng từ 60 đến 90 cm, chiều dài từ 75 đến 300 cm và chiều cao từ 70 đến 90 cm.

Kích thước của các ghế ngồi kết hợp với hệ thống bàn thí nghiệm  trong phòng được xác định bởi không gian trong phòng của đơn vị bạn. Ngoài ra, độ dài của mặt bàn cho các mục đích sử dụng khác nhau có thể khác nhau, tùy vào yêu cầu cụ thể của bạn hãy chọn chiều dài của mặt bàn thích hợp với phòng thí nghiệm của đơn vị mình. Có thể ban đầu bạn sẽ nghĩ kích thước ghế ngồi trong phòng thí nghiệm không hề quan trọng, loại ghế nào cũng có thể sử dụng trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên suy nghĩ này hoàn toàn sai,chiều cao ghế còn có mức độ thoải mái của kỹ thuật viên khi làm việc tại phòng thí nghiệm và cả an toàn khi làm việc. 

Đối với các phòng thí nghiệm có cấu trúc thiết kế không cố định sẽ lựa chọn các loại bàn thí nghiệm có thể di chuyển bằng bánh xe. Các loại bàn này có thể di chuyển thông qua các bánh xe có khả năng chịu tải lớn và có khóa cố định để đảm bảo an toàn tại vị trí bạn mong muốn. Tuy nhiên đối với các phòng thí nghiệm có thiết kế “cứng” không xuất hiện sự thay đổi thì việc lựa chọn các bàn thí nghiệm cố định sẽ đảm bảo an toàn hơn.

Ngoài ra trên bàn thí nghiệm thường sẽ có thêm các thiết bị hỗ trợ như đèn LED/ đèn huỳnh quang chiếu sáng, phích cắm điện, hệ thống kệ/ giá để hóa chất, dụng cụ thí nghiệm… Các thiết bị hỗ trợ này sẽ giúp cho các nhân viên phòng thí nghiệm có một môi trường làm việc thuận tiện và hiệu quả nhất.

Bàn thí nghiệm trường học
Bàn thí nghiệm trường học

Tại sao cần chú ý đến kích thước bàn thí nghiệm

Kích thước bàn thí nghiệm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn sức khỏe và hiệu quả công việc của một nhân viên trong phòng thí nghiệm. Việc chọn sai kích thước và kiểu bàn thí nghiệm sẽ làm kết cấu phòng lab của bạn trở nên bất tiện, thiếu tính phù hợp. 

Bạn cần chú ý chọn hệ thống bàn/ ghế thí nghiệm phù hợp với sắc vóc các nhân viên làm việc của mình, kết cấu bàn có gác chân hay ghế có tựa phía sau hay bất cứ đặc điểm nào bạn cảm thấy sẽ thuận tiện cho công việc. 

Kích thước tiêu chuẩn bàn thí nghiệm trung tâm

Bàn thí nghiệm trung tâm thường được đặt giữa các phòng thường có sự kết hợp thêm các giá đỡ dụng cụ hóa chất. Các bàn thí nghiệm trung tâm có thể được ghép lại thừ các bàn có kích thước nhỏ hơn hoặc là nguyên bàn thí nghiệm có kích thước lớn nguyên khối. Kích thước bàn thí nghiệm trung tâm thường thấy là chiều dài khoảng 4200mm, 3600mm, 3000mm; chiều rộng khoảng 1500mm và chiều cao là 800mm.

Tiêu chuẩn kích thước cho bàn thí nghiệm áp sát tường

Như tên gọi của nó thì bàn thí nghiệm áp tường là bàn thí nghiệm được đặt ở vị trí áp tường hoặc áp góc. Kích thước bàn thí nghiệm áp tường thường thấy có chiều dài từ 300 cm đến 420 cm; chiều rộng khoảng 150 cm và chiều cao 80cm.

Bàn thí nghiệm có kệ hóa chất
Bàn thí nghiệm có kệ hóa chất

Thông tin liên hệ Lý Sơn Sa Kỳ Lab

Trên đây là những thông tin chi tiết về bàn thí nghiệm của Lý Sơn Sa Kỳ Lab mà chúng tôi biên soạn. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ mang đến cho Quý Khách hàng những thông tin bổ ích. 

Lý Sơn Sa Kỳ Lab chúng tôi tự tin và tự hào với đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực cung cấp thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao cho phòng thí nghiệm. Chúng tôi luôn trên tinh thần sẵn sàng được tư vấn chi tiết, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ mọi ý kiến của Qúy khách hàng.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và phục vụ khi có nhu cầu!

CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT LÝ SƠN SA KỲ

facebook
Zalo
Zalo